Cách làm trà sữa matcha thơm ngon mát lạnh, chuẩn vị thách thức nắng hè
Trà sữa matcha thanh mát, ngọt dịu, khiến ai cũng thích khi thưởng thức. Cách làm trà sữa matcha không khó!
Trà sữa là loại thức uống luôn được yêu thích trong ngày hè, hơn thế trà sữa lại có nhiều vị khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn để thưởng thức. Trong đó, trà sữa matcha thơm vị trà xanh đặc trưng khiến nhiều người mê mẩn bởi vị thanh mát hấp dẫn.
Ngay tại nhà chị em cũng có thể tự làm trà sữa matcha cho gia đình thưởng thức trong những ngày hè nắng nóng. Cách làm trà sữa matcha không khó, chị em có thể tham khảo công thức dưới đây.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- 150ml sữa tươi không đường
- 100ml sữa béo hoặc 30gr sữa bột
- 100ml nước đang sôi
- 25gr bột trà xanh matcha
- 2 muỗng canh sữa đặc
- 30gr đường
- 1/2 muỗng cà phê vanilla (nếu có)
- 1 ly đá lạnh đập nhỏ
Lưu ý khi chọn nguyên liệu:
Phân biệt bột trà xanh matcha của Nhật với hàng nhái:
- Bột trà xanh thật có màu xanh hơn nhờ chất diệp lục còn bột trà xanh giả có màu hơi vàng úa.
- Bột trà xanh thật có mùi hương dịu nhẹ, tươi mới. Bột trà xanh giả thì không, bột trà xanh giả thường có mùi thơm hoa nhài, hương vanila do có tẩm chất tạo mùi.
- Bột trà xanh thật thì ngửi gần sát mới thấy mùi thơm. Chỉ cách khoảng tầm 20-30cm là không ngửi thấy mùi gì nữa. Bột trà xanh giả thì ở xa vẫn ngửi thấy mùi.
- Bột trà xanh matcha thật có độ mịn cao. Bột trà xanh giả sờ vào thấy hơi cấn.
- Bột trà xanh thật mới uống vào thấy vị hơi đắng và nuốt vào thấy ngọt ngọt bùi bùi, bột trà xanh giả có vị đắng gắt hoặc ngọt quá và chát.
PHẦN 2: CÁCH LÀM TRÀ SỮA MATCHA
Bước 1: Bột trà xanh + đường cho vào ly cùng nước đang sôi hòa tan.
Bước 2: Sau đó cho sữa đặc vào hòa chung.
Bước 3: Tiếp theo cho sữa tươi + sữa béo + vanilla hoà đều.
Trình bày: Đá cho vào ly. Sau đó đổ trà sữa Matcha vào.
Cuối cùng phủ thêm 1 ít kem topping lên mặt là hoàn tất.
Cách làm trà sữa matcha rất đơn giản, chị em hãy thử nhé!
Trà sữa là loại thức uống luôn được yêu thích trong ngày hè, hơn thế trà sữa lại có nhiều vị khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn để thưởng thức. Trong đó, trà sữa matcha thơm vị trà xanh đặc trưng khiến nhiều người mê mẩn bởi vị thanh mát hấp dẫn.
Ngay tại nhà chị em cũng có thể tự làm trà sữa matcha cho gia đình thưởng thức trong những ngày hè nắng nóng. Cách làm trà sữa matcha không khó, chị em có thể tham khảo công thức dưới đây.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- 150ml sữa tươi không đường
- 100ml sữa béo hoặc 30gr sữa bột
- 100ml nước đang sôi
- 25gr bột trà xanh matcha
- 2 muỗng canh sữa đặc
- 30gr đường
- 1/2 muỗng cà phê vanilla (nếu có)
- 1 ly đá lạnh đập nhỏ
Phân biệt bột trà xanh matcha của Nhật với hàng nhái:
- Bột trà xanh thật có màu xanh hơn nhờ chất diệp lục còn bột trà xanh giả có màu hơi vàng úa.
- Bột trà xanh thật có mùi hương dịu nhẹ, tươi mới. Bột trà xanh giả thì không, bột trà xanh giả thường có mùi thơm hoa nhài, hương vanila do có tẩm chất tạo mùi.
- Bột trà xanh thật thì ngửi gần sát mới thấy mùi thơm. Chỉ cách khoảng tầm 20-30cm là không ngửi thấy mùi gì nữa. Bột trà xanh giả thì ở xa vẫn ngửi thấy mùi.
- Bột trà xanh matcha thật có độ mịn cao. Bột trà xanh giả sờ vào thấy hơi cấn.
- Bột trà xanh thật mới uống vào thấy vị hơi đắng và nuốt vào thấy ngọt ngọt bùi bùi, bột trà xanh giả có vị đắng gắt hoặc ngọt quá và chát.
PHẦN 2: CÁCH LÀM TRÀ SỮA MATCHA
Bước 1: Bột trà xanh + đường cho vào ly cùng nước đang sôi hòa tan.
Xem thêm: Tại sao uống trà xanh lại đi tiểu nhiều?
Điều kỳ diệu gì xảy ra khi uống nước dừa với mật ong?
Nước dừa với mật ong là một loại đồ uống đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần thêm một thìa mật ong vào một ly nước dừa, uống vào mỗi buổi sáng, trước bữa ăn, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra.
Uống hỗn hợp nước dừa và mật ong vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe |
Ngăn chặn lão hóa sớm
Lão hóa là một quá trình tự nhiên xảy ra với mọi sinh vật, khi các tế bào bắt đầu thoái hóa. Các dấu hiệu lão hóa như tóc bạc sớm, nếp nhăn, mệt mỏi... Các chất chống oxy hóa trong nước dừa và mật ong có khả năng làm chậm sự thoái hóa tế bào và ngăn ngừa lão hóa sớm.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Uống hỗn hợp nước dừa và mật ong hàng ngày có thể phòng ngừa một số bệnh tật và giúp bạn khỏe mạnh hơn, vì nó có khả năng tăng cường miễn dịch. Các chất chống oxy hóa trong mật ong và vitamin C trong dừa có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể một cách hiệu quả.
Cải thiện năng lượng
Thông thường, hầu hết mọi người bắt đầu một ngày với một tách cà phê để tăng cường năng lượng trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, việc uống hỗn hợp nước dừa và mật ong vào buổi sáng là một lựa chọn lành mạnh để cải thiện năng lượng, vì loại thức uống này chứa một lượng kali cao.
Cải thiện tiêu hóa
Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự kết hợp nước dừa và mật ong là một trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tiêu hóa như đau dạ dày, viêm dạ dày, đầy hơi… vì nước dừa mật ong có khả năng trung hòa hàm lượng axit trong dạ dày để giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh.
Giảm táo bón
Hỗn hợp nước dừa và mật ong có khả năng cải thiện tiêu hóa. Thức uống này cũng có khả năng làm giảm táo bón, vì hàm lượng chất xơ cao. Thức uống này có tác dụng bôi trơn đường ruột để giảm táo bón.
Ngăn chặn sỏi thận
Một số oxit và muối có trong cơ thể tích lũy trong thận có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Đây là một tình trạng nguy hiểm và thậm chí có thể gây tử vong khi không được điều trị. Cùng với việc uống đủ nước, uống nước dừa với mật ong có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận, vì chất chống oxy hóa có thể làm tan sỏi.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trái tim là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm cung cấp máu oxy cho tất cả các cơ quan khác. Các khoáng chất trong hỗn hợp nước dừa và mật ong tăng khả năng co bóp của tim và hạ huyết áp, do đó giữ cho tim khỏe mạnh.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường, sẽ gây bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ hỗn hợp nước dừa và mật ong làm giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Top 6 thực phẩm nhất định phải ăn để loại bỏ nguy cơ béo phì
Thừa cân béo phì là nỗi ảm ảnh của mọi chị em phụ nữ. Chỉ cần hạn chế được những cơn thèm ăn không mong muốn bằng những thực phẩm dưới đây, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về vóc dáng của mình.
Quả bơ
Nguồn chất béo chưa bão hòa giàu có trong quả bơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Bơ cũng giàu chất chuyển hóa (OEA) giúp làm giảm sự thèm ăn. Tùy theo sở thích bạn có thể xay sinh tố bơ hoặc kẹp cùng bánh mì hay làm món salad cũng rất ngon miệng.
Một số loại hạt nguyên vỏ
Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất có ích trong việc làm giảm những cơn thèm ăn. Bạn có thể kết thân với món cháo yến mạch bởi nó không chỉ giúp giảm cân mà còn tạo cho dạ dày cảm giác no lâu.Yến mạch có một chất xơ hòa tan gọi là beta glucans. Chất xơ này giúp giảm cholesterol và làm chậm quá trình tiêu hóa. Ăn yến mạch mỗi sáng có thể giảm cơn thèm ăn cho đến bữa trưa.
Với khả năng hấp thụ nước gấp nhiều lần so với trọng lượng của hạt chia hay nguồn chất xơ, protein, chất béo omega - 3 dồi dào trong hạt lanh, hạnh nhân… giúp dạ dày của bạn có cảm giác được lấp đầy và no lâu hơn. Điều này làm hạn chế cơn thèm ăn trong vòng nhiều giờ. Hãy bổ sung các loại hạt này cùng sữa, sữa chua hoặc làm salad để có được bữa ăn vừa chất lượng vừa có tác dụng giữ dáng.
Chuối
Lượng đường tự nhiên và các dưỡng chất trong quả chuối là giải pháp rất tốt cho những người hay mắc chứng thèm ăn. Chất kháng tinh bột có trong quả chuối giúp bạn no lâu và kích thích quá trình trao đổi chất. Bổ sung chuối vào khẩu phần ăn không chỉ giúp bạn hạn chế thèm ăn mà còn cho bạn một làn da mịn màng, tươi trẻ.
Cá hồi
Đây là loại thực phẩm giúp cung cấp một lượng dồi dào các protein và axit béo omega - 3 cần thiết cho cơ thể. Các axit béo này giúp làm tăng lượng hormone leptin trong cơ thể - hormone ngăn chặn cảm giác đói ở người bình thường. Bạn cũng có thể tìm thấy nguồn axit béo omega - 3 này ở một số loại thực phẩm khác như súp lơ, cá thu, cá ngừ, quả óc chó…
Khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm có khả năng hạn chế cơn thèm ăn rất tốt. Trong khoai lang có chứa một loại tinh bột đặc biệt có khả năng chống lại các enzym tiêu hóa, bên cạnh đó lượng chất xơ tương đối cao giúp chúng lưu lại trong dạ dày lâu hơn, và bạn không còn muốn ăn thêm gì sau đó nữa.
Đậu hũ
Hàm lượng protein và đạm thực vật có trong đậu hũ giúp bạn lấp đầy dạ dày rất tốt. Ngoài ra, trong đậu hũ còn chứa một lượng lớn isoflavone - một hợp chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn sự thèm ăn, làm giảm mức tiêu thụ các loại thực phẩm khác.
Lan Anh (T/h)
Quả bơ
Nguồn chất béo chưa bão hòa giàu có trong quả bơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Bơ cũng giàu chất chuyển hóa (OEA) giúp làm giảm sự thèm ăn. Tùy theo sở thích bạn có thể xay sinh tố bơ hoặc kẹp cùng bánh mì hay làm món salad cũng rất ngon miệng.
Một số loại hạt nguyên vỏ
Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất có ích trong việc làm giảm những cơn thèm ăn. Bạn có thể kết thân với món cháo yến mạch bởi nó không chỉ giúp giảm cân mà còn tạo cho dạ dày cảm giác no lâu.Yến mạch có một chất xơ hòa tan gọi là beta glucans. Chất xơ này giúp giảm cholesterol và làm chậm quá trình tiêu hóa. Ăn yến mạch mỗi sáng có thể giảm cơn thèm ăn cho đến bữa trưa.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất có ích trong việc làm giảm những cơn thèm ăn. Ảnh minh họa |
Chuối
Lượng đường tự nhiên và các dưỡng chất trong quả chuối là giải pháp rất tốt cho những người hay mắc chứng thèm ăn. Chất kháng tinh bột có trong quả chuối giúp bạn no lâu và kích thích quá trình trao đổi chất. Bổ sung chuối vào khẩu phần ăn không chỉ giúp bạn hạn chế thèm ăn mà còn cho bạn một làn da mịn màng, tươi trẻ.
Cá hồi
Đây là loại thực phẩm giúp cung cấp một lượng dồi dào các protein và axit béo omega - 3 cần thiết cho cơ thể. Các axit béo này giúp làm tăng lượng hormone leptin trong cơ thể - hormone ngăn chặn cảm giác đói ở người bình thường. Bạn cũng có thể tìm thấy nguồn axit béo omega - 3 này ở một số loại thực phẩm khác như súp lơ, cá thu, cá ngừ, quả óc chó…
Khoai lang là một loại thực phẩm có khả năng hạn chế cơn thèm ăn rất tốt. Trong khoai lang có chứa một loại tinh bột đặc biệt có khả năng chống lại các enzym tiêu hóa, bên cạnh đó lượng chất xơ tương đối cao giúp chúng lưu lại trong dạ dày lâu hơn, và bạn không còn muốn ăn thêm gì sau đó nữa.
Đậu hũ
Hàm lượng protein và đạm thực vật có trong đậu hũ giúp bạn lấp đầy dạ dày rất tốt. Ngoài ra, trong đậu hũ còn chứa một lượng lớn isoflavone - một hợp chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn sự thèm ăn, làm giảm mức tiêu thụ các loại thực phẩm khác.
Lan Anh (T/h)
Cách làm kem xoài hạt Macadamia ngon mát dinh dưỡng
Món kem xoài chua chua ngọt ngọt đã làm ngây ngất người ăn rồi giờ lại thêm vị bùi của hạt Macadamia nữa chắc chắn sẽ chinh phục được thực khách.
Hãy xem cách làm kem xoài hạt Macadamia ngon mát dinh dưỡng như thế nào cho cả nhà thưởng thức nhé.
- 120 gram đường trắng mịn (caster sugar).
- 350 gram xoài.
- 300 ml whipping cream/ thickened/ heavy cream (độ béo 35%).
- 300 ml sữa tươi nguyên kem, không đường.
- 50 gram hạt Mắc ca Úc, đập dập.
- Dụng cụ làm kem: tô chịu nhiệt, nồi đun, bếp, máy đánh trứng, máy xay sinh tố, hộp đựng kem, nĩa...
- Lấy một tô khác đánh bông whipping cream/thickened/heavy cream rồi cho hỗn hợp này vào tô trứng ở bước trên, dùng phới dẹt trộn đều lên.
- Xoài bạn đem xay nhuyễn và cho vào hỗn hợp rồi đảo nhanh.
- Rây tất cả hỗn hợp qua rây và bỏ vào hộp kín đậy nắp, bỏ ngăn đá tủ lạnh và khoảng 1 tiếng lại mang ra dùng nĩa đánh đá dăm, làm như vậy khoảng 3-4 lần cho hết đá dăm. Hoặc nếu có máy làm kem thì bạn đổ hỗn hợp vào máy rồi làm theo hướng dẫn. Cuối cùng trộn hạt Macadamia vào rồi bỏ lên ngăn đá để đông lại.
Ly kem xoài hạt Macadamia mát lạnh bạn có thể thưởng thức ngay hoặc rắc thêm chút hạt Macadamia lên bên trên theo ý thích. Vị chua ngọt tự nhiên của xoài và hạt Macadamia chắc chắn sẽ làm bạn không thể cưỡng nổi đặc biệt là trong những ngày nóng bức.
Hãy xem cách làm kem xoài hạt Macadamia ngon mát dinh dưỡng như thế nào cho cả nhà thưởng thức nhé.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 4 lòng đỏ trứng gà.- 120 gram đường trắng mịn (caster sugar).
- 350 gram xoài.
- 300 ml whipping cream/ thickened/ heavy cream (độ béo 35%).
- 300 ml sữa tươi nguyên kem, không đường.
- 50 gram hạt Mắc ca Úc, đập dập.
- Dụng cụ làm kem: tô chịu nhiệt, nồi đun, bếp, máy đánh trứng, máy xay sinh tố, hộp đựng kem, nĩa...
Cách làm kem:
- Lấy một tô chịu nhiệt cho trứng và đường vào tô và cho tô lên trên một nồi nước sôi nhẹ, làm sao cho đáy tô không chạm vào nước. Sau đó dùng máy đánh trứng đánh liên tục trong khoảng 5-7 phút cho đến khi hỗn hợp có màu xanh nhạt và khí bọt nổi lên thì tắt bếp, để nguội.- Lấy một tô khác đánh bông whipping cream/thickened/heavy cream rồi cho hỗn hợp này vào tô trứng ở bước trên, dùng phới dẹt trộn đều lên.
- Xoài bạn đem xay nhuyễn và cho vào hỗn hợp rồi đảo nhanh.
- Rây tất cả hỗn hợp qua rây và bỏ vào hộp kín đậy nắp, bỏ ngăn đá tủ lạnh và khoảng 1 tiếng lại mang ra dùng nĩa đánh đá dăm, làm như vậy khoảng 3-4 lần cho hết đá dăm. Hoặc nếu có máy làm kem thì bạn đổ hỗn hợp vào máy rồi làm theo hướng dẫn. Cuối cùng trộn hạt Macadamia vào rồi bỏ lên ngăn đá để đông lại.
Ly kem xoài hạt Macadamia mát lạnh bạn có thể thưởng thức ngay hoặc rắc thêm chút hạt Macadamia lên bên trên theo ý thích. Vị chua ngọt tự nhiên của xoài và hạt Macadamia chắc chắn sẽ làm bạn không thể cưỡng nổi đặc biệt là trong những ngày nóng bức.
Cách làm kem xoài Macadamia thật đơn giản dễ làm đúng không? Hãy vào bếp và làm theo hướng dẫn để làm cho cả nhà món kem ngon tráng miệng này nhé. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Tại sao uống trà xanh lại đi tiểu nhiều?
Tại sao uống trà xanh lại đi tiểu nhiều?
Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng caffeine có trong trà xanh có tác dụng thải độc tố ra khỏi cơ thể và lợi tiểu. Uống trà xanh hàng ngày giúp thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể và ngăn chặn sự tích nước trong cơ thể. Tuy nhiên, uống quá nhiều trà xanh sẽ gây co thắt bàng quang và khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Uống ít hoặc không uống thức uống chứa caffeine có thể kiểm soát bàng quang.
Nếu bạn gặp vấn đề về bàng quang hãy chuyển sang uống các loại trả thảo dược như trà hoa cúc. |
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến bạn đi tiểu thường xuyên. Ví dụ, người bị bệnh tiểu đường hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt rất dễ hay “làm bạn” với nhà vệ sinh. Dùng thuốc lợi tiểu cũng thôi thúc bạn đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, số lần bạn đi tiểu có thể thay đổi từ người này sang người và số lượng bạn uống nước.
Nếu bạn nhận thấy tần suất đi tiểu tăng lên, bạn cần lưu ý lượng chất lỏng cơ thể tiêu thụ. Và tới gặp bác sĩ để khám, chữa trị kịp thời. Việc đi tiểu nhiều hay ít đều cho thấy thận hoặc hệ bài tiết của bạn có vấn đề, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có cách điều trị hợp lý, tránh để lại hậu quả về sau.
Nếu bạn nhận thấy tần suất đi tiểu tăng lên, bạn cần lưu ý lượng chất lỏng cơ thể tiêu thụ. Và tới gặp bác sĩ để khám, chữa trị kịp thời. Việc đi tiểu nhiều hay ít đều cho thấy thận hoặc hệ bài tiết của bạn có vấn đề, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có cách điều trị hợp lý, tránh để lại hậu quả về sau.
Sơn La ôm “mộng vàng” 1.000ha mắc ca ở vùng biên giáp Lào
Đến thời điểm này, diện tích trồng mắc ca ở tỉnh Sơn La mới chỉ đạt khoảng 200ha, tuy nhiên tỉnh này đang đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ phát triển diện tích trồng mắc ca lên tới 1.000ha, tập trung ở vùng biên giới giáp Lào.
Nhiều tiềm năng phát triển
Cây mắc ca được đưa vào trồng tại tỉnh Sơn La từ năm 2000 theo dự án trồng khảo nghiệm. Đến nay, sau gần 16 năm triển khai, tổng diện tích cây mắc ca tại địa phương này đã đạt trên 100ha, chủ yếu trồng tại các huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu và TP.Sơn La.Một vườn ươm cây giống mắc ca ở Sơn La. Ảnh: ĐÌNH THẮNG |
Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La, một số mô hình trồng cây mắc ca đã định hình, cho sản lượng quả tương đối cao. Đây là loại cây trồng bổ sung để khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu của tỉnh nhằm từng bước tăng thêm việc làm, thu nhập cho người dân, tạo tiềm năng đầu tư cho các doanh nghiệp, góp phần bảo đảm việc phát triển rừng bền vững.
Chúng tôi có mặt tại vườn mắc ca của chị Hà Thị Trang ở phường Chiềng Sinh (TP.Sơn La) và được giới thiệu đây là vườn mắc ca trồng từ năm 2000 thuộc dự án khảo nghiệm của tỉnh Sơn La. Vườn mắc ca có diện tích 3.000m2, với 150 cây được trồng từ năm 2000.
Chia sẻ về tính hiệu quả của vườn mắc ca này, chị Trang cho biết: “Bắt đầu từ năm thứ 10, vườn mắc ca của tôi cho thu hoạch đều đặn. Bình quân mỗi cây thu được khoảng 30kg hạt/vụ, cá biệt có một số cây thu được 120kg hạt/vụ. Giá quả mắc ca tươi trong những năm qua dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Từ năm 2010 đến nay tôi thu hoạch được khoảng 4 tấn quả mỗi vụ, chi phí chăm sóc vườn mắc ca không lớn, chỉ khoảng 5%, chủ yếu là tiền thuê người trông nom vườn cây”.
Tại Sơn La có khá nhiều mô hình trồng mắc ca đã định hình và cho thu hoạch đều đặn như chị Trang, đơn cử như vườn của Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La. Vườn này có 201 cây mắc ca trồng xen 3.000 cây cà phê và được xem là một trong những mô hình trồng mắc ca thành công ở Sơn La.
Chúng tôi có mặt tại vườn mắc ca của chị Hà Thị Trang ở phường Chiềng Sinh (TP.Sơn La) và được giới thiệu đây là vườn mắc ca trồng từ năm 2000 thuộc dự án khảo nghiệm của tỉnh Sơn La. Vườn mắc ca có diện tích 3.000m2, với 150 cây được trồng từ năm 2000.
Chia sẻ về tính hiệu quả của vườn mắc ca này, chị Trang cho biết: “Bắt đầu từ năm thứ 10, vườn mắc ca của tôi cho thu hoạch đều đặn. Bình quân mỗi cây thu được khoảng 30kg hạt/vụ, cá biệt có một số cây thu được 120kg hạt/vụ. Giá quả mắc ca tươi trong những năm qua dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Từ năm 2010 đến nay tôi thu hoạch được khoảng 4 tấn quả mỗi vụ, chi phí chăm sóc vườn mắc ca không lớn, chỉ khoảng 5%, chủ yếu là tiền thuê người trông nom vườn cây”.
Tại Sơn La có khá nhiều mô hình trồng mắc ca đã định hình và cho thu hoạch đều đặn như chị Trang, đơn cử như vườn của Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La. Vườn này có 201 cây mắc ca trồng xen 3.000 cây cà phê và được xem là một trong những mô hình trồng mắc ca thành công ở Sơn La.
Mô hình trồng mắc ca tại Sơn La. Ảnh: Vân Anh |
Chị Ngô Thị Hậu - cán bộ phụ trách nông nghiệp của trung tâm cho biết: “Từ năm 2015, vườn mắc ca bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng xấp xỉ 1,8 tấn quả tươi, có cây cho năng suất 35kg quả/vụ, trung bình mỗi cây cho 20kg quả. Trung tâm đang tập trung đẩy mạnh nhân giống, phát triển 4 dòng mắc ca được Bộ NNPTNT công nhận là: OC, 246, 816, 846. Hiện nay trung tâm có 5 vạn cây giống, trong đó có 5.000 cây ghép, số cây đã ghép được các học viên thực hiện, tỷ lệ thành công lên tới 80%”.
Việc trồng xen cây mắc ca với các loại cây trồng khác như cà phê, chè được tỉnh Sơn La đánh giá cao và cho rằng đây là mô hình phù hợp để phát triển cây mắc ca triên địa bàn tỉnh.
Trao đổi với NTNN về tính hiệu quả của mô hình trồng xen này, ông Hà Quyết Nghị - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sơn La cho biết: “Mô trồng xen canh mắc ca với cà phê rất hay, bởi cây mắc ca sẽ bổ trợ cho cây cà phê phát triển. Thực tế cho thấy cây mắc ca không chỉ sử dụng ít nước mà còn giữ được nước, che bóng mát để cây cà phê phát triển. 1ha cà phê có thể trồng xen khoảng 100 cây mắc ca, khi hai loại cây này trồng xen với nhau, năng suất của cả hai cây sẽ tăng lên.
Từ thực tế trồng xen trên địa bàn Sơn La có thể thấy rằng, thu nhập từ mắc ca tương đương với thu nhập từ cà phê, chè khi trồng xen. Điều đó có nghĩa nông dân nông dân có thêm một nguồn thu từ việc trồng xen”.
Việc trồng xen cây mắc ca với các loại cây trồng khác như cà phê, chè được tỉnh Sơn La đánh giá cao và cho rằng đây là mô hình phù hợp để phát triển cây mắc ca triên địa bàn tỉnh.
Trao đổi với NTNN về tính hiệu quả của mô hình trồng xen này, ông Hà Quyết Nghị - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sơn La cho biết: “Mô trồng xen canh mắc ca với cà phê rất hay, bởi cây mắc ca sẽ bổ trợ cho cây cà phê phát triển. Thực tế cho thấy cây mắc ca không chỉ sử dụng ít nước mà còn giữ được nước, che bóng mát để cây cà phê phát triển. 1ha cà phê có thể trồng xen khoảng 100 cây mắc ca, khi hai loại cây này trồng xen với nhau, năng suất của cả hai cây sẽ tăng lên.
Từ thực tế trồng xen trên địa bàn Sơn La có thể thấy rằng, thu nhập từ mắc ca tương đương với thu nhập từ cà phê, chè khi trồng xen. Điều đó có nghĩa nông dân nông dân có thêm một nguồn thu từ việc trồng xen”.
Xem thêm: Hạt Mắc Ca Úc giá rẻ tại TPHCM
Ông Nghị chia sẻ thêm: “Năm 2016 bà con có thu nhập tốt từ cây mắc ca, với giá bán bình quân 50.000 đồng/kg quả tươi. Vừa rồi nhiều doanh nghiệp lên Sơn La tranh nhau thu mua mắc ca, bà con không có đủ hàng để bán. Thời gian tới nếu đẩy mạnh tốt liên kết sản xuất, bà con sẽ trồng nhiều hơn. Đây là cây mang lại hiệu quả tốt so với các loại cây ngắn ngày khác”.
Từ góc độ lãnh đạo địa phương, ông Lò Minh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: “Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cùng các hộ nông dân tham gia trồng, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ cây mắc ca, đồng thời có chính sách hỗ trợ phát triển cây mắc ca đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân và doanh nghiệp. Theo đó, chú trọng ngay từ khi tuyển chọn giống đến quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch”.
Doanh nghiệp tranh nhau thu mua
Về định hướng phát triển mắc ca của tỉnh Sơn La, ông Hà Quyết Nghị cho biết: “Cây mắc ca đã được tỉnh Sơn La đưa vào nghiên cứu khảo nghiệm từ năm 2000 với 12 giống khác nhau. Tỉnh đã lựa chọn được 4 giống phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu của tỉnh. Hiện nay, diện tích trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh khoảng 200ha. Tỉnh xác định đây là cây trồng rừng đa mục tiêu do là cây có triển vọng về kinh tế. Sơn La đang quy hoạch từ nay đến năm 2020 sẽ trồng 1.000ha cây mắc ca, chủ yếu là trồng xen với cà phê, chè và trồng ở các địa phương vùng biên giới giáp Lào như Thuận Châu, Yên Châu, Vân Hồ…”.Ông Nghị chia sẻ thêm: “Năm 2016 bà con có thu nhập tốt từ cây mắc ca, với giá bán bình quân 50.000 đồng/kg quả tươi. Vừa rồi nhiều doanh nghiệp lên Sơn La tranh nhau thu mua mắc ca, bà con không có đủ hàng để bán. Thời gian tới nếu đẩy mạnh tốt liên kết sản xuất, bà con sẽ trồng nhiều hơn. Đây là cây mang lại hiệu quả tốt so với các loại cây ngắn ngày khác”.
Từ góc độ lãnh đạo địa phương, ông Lò Minh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: “Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cùng các hộ nông dân tham gia trồng, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ cây mắc ca, đồng thời có chính sách hỗ trợ phát triển cây mắc ca đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân và doanh nghiệp. Theo đó, chú trọng ngay từ khi tuyển chọn giống đến quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch”.
Nghiên cứu đón đầu công nghệ chế biến hạt mắc-ca
So với nhiều loại hạt có nhiều chất dinh dưỡng như hạt điều, hạnh nhân…thì mắc-ca giầu chất dinh dưỡng hơn. Cây mắc-ca (macadamia) được trồng nhiều ở Nam Phi, rồi phát triển ra các nơi khác như Australia, Brazil, California, New Zealand… và gần đây đã được trồng nhiều ờ Tây Nguyên nước ta.
Đến thăm xưởng sản xuất thử nghiệm (pilot) của GS.TSKH Lê Văn Tố, tôi được GS giới thiệu và cho nếm thử hai sản phẩm mới “ra lò” là bánh ga-tô mắc-ca và kem mắc-ca.
Được nếm thử hai loại sản phẩm này, tôi thấy thú vị về sự pha trộn giữa các vị thơm, bùi, béo… GS Lê Văn Tố cho biết các sản phẩm đó có thành phần quan trọng là hạt mắc-ca (macadamia). Đó là loại cây công nghiệp đã được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
Nhiều nơi trồng xen với cây cà phê thấy có hiệu quả, vì cà phê cần bóng che, còn cây mắc-ca lại được hưởng nhờ nước tưới cây cà phê. Mắc-ca là loại cây dễ trồng, có tán lá sum sê, phiến lá rộng, phát triển nhanh, nhưng cần chọn đúng cây giống.
Trong vườn nhà ờ Tp Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, tôi cũng được nhìn thấy những cây mắc-ca có tán lá sum sê, tươi tốt, được trồng làm cây cảnh, cho bóng mát và còn cho trái mắc-ca có giá trị dinh dưỡng cao.
Trong một cuộc hội thảo khoa học, GS.Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra Quy hoạch rừng, cho biết, ông đã đi nhiều nước trồng mắc-ca nhưng không thấy ở nơi nào phù hợp với cây mắc-ca như ở Tây Nguyên. Ông cũng là một trong những người có công đưa cây mắc ca về Việt Nam và có 20 năm nghiên cứu giống cây này cho biết, tuy đến giờ chưa có tổng kết nhưng theo thống kê từ vườn ươm ước tính đã có khoảng 1 triệu cây mắc ca được trồng.
Trong đó có khoảng một nửa là cây thực sinh, còn lại là cây ghép. Các cây ghép được chọn lọc từ các nước như Australia, Trung Quốc, Thái Lan và Hawai. Và diện tích mắc ca hiện nay ở Tây Nguyên đã lên tới gần 5.000ha chứ không phải là 2.000ha như một số thông tin đang nói.
Nhưng nếu chỉ bán sản phẩm thô thì hiệu quả kinh tế không cao bằng những sản phẩm tinh đa dạng được chế biến từ hạt mắc ca.
Ăn hạt mác-ca dưới dạng thô như rang lên để ăn thì chưa tận dụng được giá trị của loại hạt này mà nên nghiên cứu cách chế biến ra các loại thực phẩm có giá trị cao như Australia đã sản xuất loại sô-cô-la có thành phần mắc-ca, được khách hàng ưa chuộng. Đó chính là điều trăn trở của GS.TSKH Lê Văn Tố và các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu chế biến thực phẩm.
Đón đầu nhu cầu chế biến hạt mắc-ca ở nước ta, GS.TSKH Lê Văn Tố đã nghiên cứu chế biến ra hai loại sản phẩm bánh ga-tô có thành phần mắc-ca và kem mắc-ca ở quy mô pi-lốt (xưởng sản xuất thử nghiệm). Đó là hướng nghiên cứu cần được khuyến khích để nâng cao giá trị các loại nông sản của nước ta, nhất là loại nông sản có giá trị dinh dưỡng cao như mắc-ca
Hơn nữa, việc nghiên cứu này lại được tiến hành ở quy mô pi-lôt ngay tại nhà của một vị Giáo sư là một trong những cán bộ khoa học đầu ngành trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, dù cao tuổi nhưng ông vẫn tiếp tục sự nghiệp khoa học của mình.
GS Lê Văn Tố nhấn mạnh giá trị dinh dưỡng của hạt mác-ca. Đó là loại hạt chứa thành phần dinh dưỡng phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao.Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy:
Hạt mắc-ca có hương vị ngọt, bùi và giầu nguồn năng lượng cũng như nhiều chất bổ dưỡng, chưa các chất khoáng có tác dụng chống ô-xy hóa, các loại vi-ta-min, chất xơ và cung cấp nguồn chất béo (không bão hòa) rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. 100 gam hạt mắc-ca cung cấp khoảng 718 calo, có giá trị cao nhất trong các loại hạt. Chế độ ăn có nguồn thực phẩm được chế biến từ hạt mác-ca, giầu chất xơ, chất béo (không bão hòa) và chất chống ô-xy hóa có tác dụng tránh bệnh động mạch vành và đột quỵ.
Hạt mắc-ca cũng là nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp các khoáng chất như can-xi, sắt, ma-giê, kẽm và cả selen là những vi khoáng góp phần quan trọng chống oxy hóa.
Hạt mắc-ca rất giầu vi-ta-min B phức hợp là yếu tố quan trọng duy trì các chức năng trao đổi chất.So với các loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao như hạnh nhân và hạt điều, hạt mắc-ca có hàm lượng cao chất béo không bão hòa, chứa 17% tổng số chất béo.
Muốn phát triển các loại thực phẩm bổ dưỡng từ hạt mắc-ca, có hai điều đáng quan tâm. Đó là phát triển đúng kỹ thuật từ việc chọn giống tốt, chọn đất trồng phù hợp ở Tây Nguyên. Mặt khác, cần đặc biệt quan tâm đến khâu tiêu thụ và chế biến hạt mắc-ca để tránh tình trạng bán đổ bán tháo như dưa hấu đã xảy ra trong thời gian qua.
Cần quan tâm hơn nữa tới khâu nghiên cứu chế biến và đưa nhanh những kết quả nghiên cứu đã thành công ở quy mô sản xuất thử nghiệm (pi-lốt) ra sản xuất ở quy mô công nghiệp. Đấy là kiến nghị của GS.TSKH Lê Văn Tố cũng như các nhà khoa học khác trong lĩnh vực nghiên cứu chế biến thực phẩm.
Xem thêm: Ăn các loại hạt để bảo vệ sức khỏe tim mạch
Đến thăm xưởng sản xuất thử nghiệm (pilot) của GS.TSKH Lê Văn Tố, tôi được GS giới thiệu và cho nếm thử hai sản phẩm mới “ra lò” là bánh ga-tô mắc-ca và kem mắc-ca.
Được nếm thử hai loại sản phẩm này, tôi thấy thú vị về sự pha trộn giữa các vị thơm, bùi, béo… GS Lê Văn Tố cho biết các sản phẩm đó có thành phần quan trọng là hạt mắc-ca (macadamia). Đó là loại cây công nghiệp đã được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
Nhiều nơi trồng xen với cây cà phê thấy có hiệu quả, vì cà phê cần bóng che, còn cây mắc-ca lại được hưởng nhờ nước tưới cây cà phê. Mắc-ca là loại cây dễ trồng, có tán lá sum sê, phiến lá rộng, phát triển nhanh, nhưng cần chọn đúng cây giống.
Trong vườn nhà ờ Tp Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, tôi cũng được nhìn thấy những cây mắc-ca có tán lá sum sê, tươi tốt, được trồng làm cây cảnh, cho bóng mát và còn cho trái mắc-ca có giá trị dinh dưỡng cao.
Trong một cuộc hội thảo khoa học, GS.Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra Quy hoạch rừng, cho biết, ông đã đi nhiều nước trồng mắc-ca nhưng không thấy ở nơi nào phù hợp với cây mắc-ca như ở Tây Nguyên. Ông cũng là một trong những người có công đưa cây mắc ca về Việt Nam và có 20 năm nghiên cứu giống cây này cho biết, tuy đến giờ chưa có tổng kết nhưng theo thống kê từ vườn ươm ước tính đã có khoảng 1 triệu cây mắc ca được trồng.
Trong đó có khoảng một nửa là cây thực sinh, còn lại là cây ghép. Các cây ghép được chọn lọc từ các nước như Australia, Trung Quốc, Thái Lan và Hawai. Và diện tích mắc ca hiện nay ở Tây Nguyên đã lên tới gần 5.000ha chứ không phải là 2.000ha như một số thông tin đang nói.
Cây mắc-ca phát triển nhanh và cho nhiều trái trên vùng đất Tây Nguyên. |
Ăn hạt mác-ca dưới dạng thô như rang lên để ăn thì chưa tận dụng được giá trị của loại hạt này mà nên nghiên cứu cách chế biến ra các loại thực phẩm có giá trị cao như Australia đã sản xuất loại sô-cô-la có thành phần mắc-ca, được khách hàng ưa chuộng. Đó chính là điều trăn trở của GS.TSKH Lê Văn Tố và các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu chế biến thực phẩm.
Đón đầu nhu cầu chế biến hạt mắc-ca ở nước ta, GS.TSKH Lê Văn Tố đã nghiên cứu chế biến ra hai loại sản phẩm bánh ga-tô có thành phần mắc-ca và kem mắc-ca ở quy mô pi-lốt (xưởng sản xuất thử nghiệm). Đó là hướng nghiên cứu cần được khuyến khích để nâng cao giá trị các loại nông sản của nước ta, nhất là loại nông sản có giá trị dinh dưỡng cao như mắc-ca
Hơn nữa, việc nghiên cứu này lại được tiến hành ở quy mô pi-lôt ngay tại nhà của một vị Giáo sư là một trong những cán bộ khoa học đầu ngành trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, dù cao tuổi nhưng ông vẫn tiếp tục sự nghiệp khoa học của mình.
GS Lê Văn Tố nhấn mạnh giá trị dinh dưỡng của hạt mác-ca. Đó là loại hạt chứa thành phần dinh dưỡng phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao.Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy:
Hạt mắc-ca có hương vị ngọt, bùi và giầu nguồn năng lượng cũng như nhiều chất bổ dưỡng, chưa các chất khoáng có tác dụng chống ô-xy hóa, các loại vi-ta-min, chất xơ và cung cấp nguồn chất béo (không bão hòa) rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. 100 gam hạt mắc-ca cung cấp khoảng 718 calo, có giá trị cao nhất trong các loại hạt. Chế độ ăn có nguồn thực phẩm được chế biến từ hạt mác-ca, giầu chất xơ, chất béo (không bão hòa) và chất chống ô-xy hóa có tác dụng tránh bệnh động mạch vành và đột quỵ.
Hạt mắc-ca cũng là nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp các khoáng chất như can-xi, sắt, ma-giê, kẽm và cả selen là những vi khoáng góp phần quan trọng chống oxy hóa.
Hạt mắc-ca rất giầu vi-ta-min B phức hợp là yếu tố quan trọng duy trì các chức năng trao đổi chất.So với các loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao như hạnh nhân và hạt điều, hạt mắc-ca có hàm lượng cao chất béo không bão hòa, chứa 17% tổng số chất béo.
Muốn phát triển các loại thực phẩm bổ dưỡng từ hạt mắc-ca, có hai điều đáng quan tâm. Đó là phát triển đúng kỹ thuật từ việc chọn giống tốt, chọn đất trồng phù hợp ở Tây Nguyên. Mặt khác, cần đặc biệt quan tâm đến khâu tiêu thụ và chế biến hạt mắc-ca để tránh tình trạng bán đổ bán tháo như dưa hấu đã xảy ra trong thời gian qua.
Cần quan tâm hơn nữa tới khâu nghiên cứu chế biến và đưa nhanh những kết quả nghiên cứu đã thành công ở quy mô sản xuất thử nghiệm (pi-lốt) ra sản xuất ở quy mô công nghiệp. Đấy là kiến nghị của GS.TSKH Lê Văn Tố cũng như các nhà khoa học khác trong lĩnh vực nghiên cứu chế biến thực phẩm.
Xem thêm: Ăn các loại hạt để bảo vệ sức khỏe tim mạch
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)